Đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu khoảng 35% lực lượng lao động có bằng cấp, chứng chỉ

2 năm trước 340

Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

“Hiện, Việt Nam có khoảng 1.900 cơ sở đào tạo nghề nghiệp, trong đó có khoảng 400 cơ sở công lập hệ cao đẳng, khoảng 400 cơ sở trung cấp, còn lại hầu như là các cơ sở tư thục. Gần đây, thực hiện Nghị quyết 18 và 19, Bộ LĐ,TB&XH đang tiến hành rà soát theo nguyên tắc những cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào hoạt động 3 năm liền không đạt yêu cầu thì phải sắp xếp”, ông Đào Ngọc Dung cho biết.

Chú thích ảnhThực hành nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: XM.

Cùng với đó, những cơ sở giáo dục trên một địa bàn, mà có cùng ngành nghề, lĩnh vực trùng nhau, thì cũng sáp nhập lại, với khoảng 60% cơ sở. Một tỉnh có nhiều trường thì có thể hình thành 1 đến 2 trường cao đẳng, trừ những nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và những vùng trọng điểm kinh tế thì có thể nhiều trường nghề hơn. Một số trường cao đẳng có thể có thêm hệ trung cấp, sơ cấp. Bên cạnh đó là việc sáp nhập các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thường xuyên lại với nhau.

Qua hơn 2 năm triển khai, cả nước đã tổ chức sắp xếp được khoảng trên 300 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang do nhiều ngành, bộ, địa phương quản lý khác nhau trên cùng một địa bàn. Điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao cho Bộ LĐ,TB&XH phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, quy hoạch mạng lưới các trường nghề trên cả nước theo tinh thần tinh gọn nhất và có thể chuyển giao về một đầu mối ở Trung ương quản lý các trường nghề.

Còn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở địa phương, theo tinh thần là giao cho địa phương chủ động sắp xếp theo quy hoạch mạng lưới và quy hoạch lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Riêng các trường cao đẳng thì có sự thỏa thuận thống nhất với Bộ LĐ,TB&XH.

Hình thành 80 trường nghề chất lượng cao

Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào với 55 triệu người, nhưng cùng lúc phải giải quyết 2 bài toán. Thứ nhất là chăm lo, nâng cao chất lượng mặt bằng của lực lượng lao động nói chung, nhất là trong điều kiện 65% lực lượng lao động đã qua đào tạo nhưng chỉ 24,5% có chứng chỉ bằng cấp, so với mặt bằng chung của các nước ASEAN thì tương đối thấp.

Chú thích ảnhHọc sinh, sinh viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham dự kỳ thi tay nghề quốc gia, Ảnh: XM.

Thứ hai, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thay đổi bản chất của công việc. Dự báo của Tổ chức lao động quốc tế, trong 5 năm tới có 1/3 công việc sẽ thay đổi ở Việt Nam. 40% lao động khó có khả năng đáp ứng yêu cầu mới nếu kỹ năng lao động không được nâng lên.

“Vì vậy, Việt Nam đặt mục tiêu hết năm 2025 có khoảng 30-35% lực lượng lao động có bằng cấp chứng chỉ, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu 40-45%. Đây là chỉ tiêu rất cao, đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Vì vậy, Bộ LĐTBXH dự tính đào tạo lao động thích ứng công nghệ mới, thông qua doanh nghiệp là chính, tiếp đó là cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục nói chung”, ông Đào Ngọc Dung cho biết.

Chính phủ có chủ trương đào tạo lao động chất lượng cao nhằm tiếp cận và bắt kịp các nước ASEAN và G20, trọng tâm là đào tạo trình độ cao đẳng chất lượng cao, làm nền tảng trong đào tạo nghề. Chính phủ đã cho phép hình thành khoảng 80 trường chất lượng cao trong nhiệm kỳ này.

Thủ tướng cũng đồng ý thiết lập một số trung tâm vùng quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành, có chức năng dẫn dắt và đào tạo nghề trong tương lại, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam đang thiếu chất lượng cao; thành lập 3 trung tâm vùng ở miền Bắc, Trung, Nam.

Về phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới sẽ tiếp tục theo hướng mở, liên thông, linh hoạt, bao trùm, gắn học tập với nâng cao tay nghề suốt đời

Nguồn bài viết