Xây cả tòa nhà bằng robot, vừa đẹp, vừa an toàn

2 năm trước 353

Robot xây dựng được sử dụng tại Trung Quốc - Nguồn: Pear Video

Với sự phát triển mạnh mẽ của thế hệ công nghệ thông tin mới như mạng 5G, dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing), blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (Internet of things)…, làn sóng kinh tế kỹ thuật số đang bùng nổ và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã mang lại điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng thành thị, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển các thành phố chất lượng cao ở Trung Quốc.

Hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro

Việc xây dựng có sử dụng các công nghệ thông minh đã giúp thúc đẩy chuyển đổi số ngành xây dựng truyền thống tại các thành phố của Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi.

Tại công trường xây dựng Hoa viên Phụng Đồng ở quận Thuận Đức thuộc thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (đông nam Trung Quốc), một con robot "lắc đầu" đã thu hút sự chú ý của mọi người. Con robot này được dùng chủ yếu để đo đạc, không chỉ đo độ phẳng của tường mà còn đo độ phẳng của trần nhà.

Có nhiều loại robot xây dựng như robot đo đạc, robot đánh bóng trần bê tông, robot đánh bóng tường bên trong nhà, robot sơn sàn nhà, robot phun sơn tường bên ngoài… Tại công trường này, nhiều loại robot xây dựng đã tạo thành một cảnh tượng đẹp mắt. Chúng được các công nhân thi công điều khiển.

Chẳng hạn về con robot phun sơn tường bên ngoài toà nhà. Con robot này làm nhiệm vụ phun sơn tường bên ngoài tòa nhà một cách tự động và theo nhiều hướng. Hiệu suất phun sơn cao gấp 3 lần so với người bình thường, đồng thời giúp giảm rủi ro đáng kể khi sơn tường bên ngoài toà nhà cao tầng.

Một người phụ trách Văn phòng Cục Xây dựng nhà ở và thành thị nông thôn thành phố Phật Sơn cho biết vào đầu tháng 2-2021, Hoa viên Phụng Đồng ở quận Thuận Đức, Phật Sơn đã được Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn Trung Quốc liệt vào danh sách là một trong những dự án thí điểm về xây dựng thông minh.

"Sử dụng robot xây dựng để thay thế các phương pháp truyền thống, và thông qua việc quy hoạch hợp lý và các hoạt động tinh chỉnh, sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và cũng giảm đáng kể rủi ro khi làm việc ở trên cao" - người này cho biết.

Trung Quốc thí điểm xây dựng đô thị mới

Năm 2020, Bộ Nhà ở và kiến thiết thành thị, nông thôn Trung Quốc cùng với Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) và các ban ngành khác đã ban hành hướng dẫn, yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị mới dựa trên số hóa, Internet và trí tuệ hoá (gọi tắt là "Xây dựng đô thị mới"), và thúc đẩy nâng cao tổng thể trình độ xây dựng, thay đổi phương thức phát triển đô thị, kích thích đầu tư hiệu quả.

Cùng năm đó, đợt thí điểm "xây dựng đô thị mới" đầu tiên đã được triển khai thí điểm tại 16 thành phố, trong đó có Trùng Khánh, Tế Nam và Thành Đô. Vào năm 2021, quy mô thí điểm được mở rộng hơn nữa, bao gồm thêm khu Tân Hải (thành phố Thiên Tân), thành phố Yên Đài, Ôn Châu, Trường Đức…

Xây cả tòa nhà bằng robot, vừa đẹp, vừa an toàn - Ảnh 2.

Xe dọn dẹp vệ sinh thông minh tại nhà ga Tô Châu Bắc ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - Ảnh: SOHU

Việc "xây dựng đô thị mới" tập trung vào các lĩnh vực dân sinh chẳng hạn an toàn đô thị, xây dựng cộng đồng, các loại dịch vụ… giúp nâng cao trình độ quản lý đô thị, và làm cho cuộc sống của người dân thành thị trở nên thuận tiện hơn, an toàn hơn và thoải mái hơn.

Tại các đô thị mới này, người dân có thể gặp bác sĩ thông qua các "phòng khám đám mây 5G" trong cộng đồng. Trong khi đó, dịch vụ cho thuê không cần người trực tiếp, xe buýt không người lái, vệ sinh môi trường không cần người làm, và hậu cần không cần người… đã bắt đầu hoạt động có trật tự trên các con đường. Ngoài ra, robot xây dựng "thể hiện tài năng" tại các công trường xây dựng.

Theo trang Nhân Dân Nhật báo, triển khai thí điểm được khoảng 1 năm, việc xây dựng đô thị mới đã diễn ra một cách có có nề nếp, một số dự án xây dựng thành phố mới được đánh giá cao đã được thực hiện, một số kinh nghiệm và cách làm hay đã hình thành, và "việc xây dựng đô thị mới đang bước vào đời sống của người dân".

 Chuyển đổi số Thủ tướng: Chuyển đổi số 'không thể không làm, không thể đứng ngoài'

TTO - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu nên cần có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, có cách làm phù hợp, nhất là bám sát thực tiễn, lấy người dân là trung tâm.

Nguồn bài viết