Hà Nội hối hả điều trị F0 nặng, nguy kịch ở nơi tuyến cuối

2 năm trước 182

Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, PGS. TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 cho biết, tình hình dịch tại Hà Nội ngày càng căng thẳng, số F0 ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đa số người dân đều đã được tiêm vaccine nên số ca chuyển nặng ít hơn. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 20 đến 30 ca F0 tình trạng nặng.

Tính đến ngày 10/1, bệnh viện đã tiếp nhận 200-300 trường hợp từ nặng đến nguy kịch. Các bệnh nhân nặng, nguy kịch đa số chưa tiêm vaccine, một số tiêm được 1 mũi. Đáng chú ý, phần lớn trong số này chủ yếu là người cao tuổi (với độ tuổi từ 80 đến 90, và gần 100 tuổi), có bệnh lý nền.

Video PGS. TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 nhận định về tình hình điều trị F0 thể nặng:

Theo PGS. TS Hoàng Bùi Hải, việc cần làm bây giờ không phải là truy vết, không làm đồng loạt mà nên tập trung vào ca nặng, nguy kịch và ca nguy cơ. Đặc biệt là việc phát hiện sớm, đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỉ lệ tử vong.

Riêng trong ngày 11/1, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội đã lên gần 2.900 ca, trong đó có 10 ca tử vong. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 76.674 ca.

Về công tác điều trị, toàn thành phố đang có 48.524 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là 131 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 218 ca; Tại các bệnh viện của Hà Nội là 3.003 ca; Cơ sở thu dung điều trị thành phố là 1.286 ca; Cơ sở thu dung quận, huyện là 5.550, theo dõi cách ly tại nhà 38.685 ca.

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện Thành phố đang bố trí tầng 3 dành điều trị cho các trường hợp mắc COVID-19 nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, gồm: Bệnh nhân có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa…

Các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị tầng 3 gồm: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện tuyến Trung ương.

Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định: 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay cần được tập trung thực hiện, gồm tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà; hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.

Hình ảnh ghi nhận bên trong Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội):

Chú thích ảnhBệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc.Chú thích ảnhNơi đây đang điều trị khoảng 160 bệnh nhân, trong đó có 40 bệnh nhân điều trị tích cực (ICU), 80 bệnh nhân điều trị ở tầng 2...Chú thích ảnhTrước khi bước vào khu điều trị, các y bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ với mức độ cao nhất.Chú thích ảnhBệnh viện áp dụng máy móc và các trang thiết bị hiện đại phục vụ đắc lực cho quá trình theo dõi và điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19.Chú thích ảnhPhim chụp X-quang buồng phổi của một bệnh nhân mắc COVID-19 đang có triệu chứng nặng.Chú thích ảnhBệnh viện luôn có sự hỗ trợ về nhân sự từ Bệnh viện Xanh Pôn và sở Y tế Hà Giang cũng như tình nguyện viên từ Trường Đại học Y Hà Nội.Chú thích ảnhMạng sống của tất cả các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại đây phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ.Chú thích ảnhĐa phần các bệnh nhân diễn biến nặng đều mang bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp,... ​​
Chú thích ảnhĐa số ca mắc COVID-19 đang điều trị tại đây đều chưa được tiêm vaccine hoặc mới tiêm 1 mũi.Chú thích ảnhMỗi ngày, các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm.Chú thích ảnhMỗi ngày có khoảng 20-30 bệnh nhân nặng nhập viện, được chuyển đến các tỉnh phía Bắc… Hầu hết họ là người lớn tuổi, có người 80-100 tuổi.Chú thích ảnhBác sĩ, điều dưỡng nhiều khi phải liên lạc với khu vực điều hành thông qua bộ đàm và chữ viết tay.Chú thích ảnhNhóm điều trị ở vòng ngoài theo dõi diễn biến của người bệnh và trao đổi với các bác sĩ, điều dưỡng chủ yếu thông qua bộ đàm.Chú thích ảnhTừ buồng điều hành, sau khi thống nhất qua bộ đàm với buồng điều trị, các bác sĩ, phụ trợ và điều dưỡng nhanh chóng mặc đồ bảo hộ vào thực hiện mở khí quản cho bệnh nhân.Chú thích ảnhChú thích ảnhTheo PGS. TS Hoàng Bùi Hải, ở nơi đây, thời gian là vàng, không có chỗ cho sự do dự hay chậm rãi.Chú thích ảnhBệnh viện đang được vận hành ở giai đoạn 2 với 200 giường. Nếu nhiều bệnh nhân hơn bệnh viện sẽ nâng lên giai đoạn 3 với 500 giường.

  

Nguồn bài viết