Bí quyết nắm tay nhau đi hết cuối con đường

1 năm trước 121
Bí quyết nắm tay nhau đi hết cuối con đường - Ảnh 1.

Người đàn ông nên dành thời gian để gần gũi con, đồng hành cùng vợ trong việc nuôi dạy con cái và mọi công việc trong cuộc sống - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thậm chí đây còn là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia châu Á, những nơi mà từ lâu vẫn mặc định nội trợ là công việc chỉ dành cho phụ nữ như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Từ bao đời nay, trong suy nghĩ của không ít người, những việc trong cửa trong nhà mặc nhiên là nhiệm vụ của người phụ nữ. Thế nhưng vì lý do nào đó, vào một ngày đẹp trời các đấng mày râu bỗng nhiên lên chức ông nội trợ thì đó là chuyện khiến thiên hạ tha hồ xôn xao, bàn tán…

Đã mấy năm nay, chị em tiểu thương trong chợ ở cư xá Ngân Hàng tại Q.7 (TP.HCM) đã quen thuộc với hình ảnh bác Minh Hoàng, một huấn luyện viên bóng đá về hưu, luôn cẩn thận chọn lựa từng mớ rau, con cá để chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình. 

Thời gian đầu, khi thấy người đàn ông cao ráo, quắc thước xuất hiện trong cái chợ nhỏ này, không ít bà lên tiếng trêu đùa, chọc ghẹo vì cứ tưởng bác góa vợ. Nhưng từ khi biết rõ hoàn cảnh thì dường như ai cũng quý mến bác hơn. 

Bác chia sẻ do nghề của mình phải đi theo cùng đội bóng nên thời còn trẻ hai vợ chồng bác ít khi có dịp ở cạnh bên nhau. Giờ về hưu nên bác gánh hết chuyện nội trợ trong gia đình như một cách cố gắng bù đắp cho bác gái.

Dường như cho đến hôm nay, trong thâm tâm của không ít người, ngay cả đối với phụ nữ, vẫn chưa chấp nhận được chuyện đàn ông ở nhà làm nội trợ vì "nghe tội tội làm sao ấy". 

Phải chăng do suy nghĩ từ bao đời nay đó chỉ là công việc không tên, không tuổi dành cho những người phụ nữ mà thôi? Đàn ông mà chỉ ở nhà quanh quẩn với việc bếp núc là điều bất bình, là thua thiệt, thất bại trong cuộc sống?

Một nghịch lý đang diễn ra đó là ai cũng đề cao sự bình đẳng nam nữ nhưng khi người đàn ông ở nhà nội trợ, chăm con lại bị cho rằng không có bản lĩnh và tự trọng. Thôi thì mỗi nhà mỗi cảnh, ai làm kinh tế tốt hơn thì đi làm, người ở nhà chăm con cũng stress cũng cực trăm bề chứ không đơn giản.

Nói cho cùng vợ hay chồng ở nhà làm nội trợ là do cả hai ngồi lại để cùng thỏa thuận, sắp xếp. Quan trọng hơn hết là cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Người đi làm bên ngoài đừng vì thế mà coi thường người ở nhà.

Và ngược lại, người ở nhà làm nội trợ cũng không nên mặc cảm, tự ti. Mỗi người đều có mỗi vị trí cùng vai trò không thể thay thế trong mái ấm của mình. Gia đình mãi luôn hạnh phúc khi mọi người cùng biết chia sẻ, yêu thương và tôn trọng nhau.

Đằng sau sự thành công của phụ nữ là đàn ôngĐằng sau sự thành công của phụ nữ là đàn ông

TTO - Hiện nay nhiều người phụ nữ có công việc ngoài xã hội rất bận rộn và phía sau họ vẫn có sự "hậu thuẫn" rất lớn từ người chồng.

Nguồn bài viết